Nội Dung

NHỮNG NGÔI CHÙA NỔI TIẾNG LINH THIÊNG CẦU TÀI LỘC CÔNG DANH SỰ NGHIỆP LÀM ĂN MAY MẮN TẠI TP HCM 

Thành phố SÀI GÒN nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay có 19 quận và 5 huyện gồm các quận: quận 1, quận 2, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận 7, quận 8, quận 9, quận 10, quận 11, quận 12, quận Tân Bình, quận Gò Vấp và quận Thủ Đức, các huyện gồm Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ .

Là thành phố có nhiều chùa nhất tại VIỆT NAM  Với dân số tập trung lớn nhất cả nước. Năm 2019, dân số thành phố tăng lên 8.993.082 người và cũng là nơi có mật độ dân số cao nhất Việt Nam. Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố này năm 2018 là gần 14 triệu người.Chính vì vậy các ngôi chùa tại SÀI GÒN phục vụ nhu cầu tâm linh cho người dân trong khu vực và khách thập phương .

Đây là những ngôi chùa lớn đẹp linh thiêng về cầu sức khỏe bình an tài lộc may mắn tại thành phố SÀI GÒN

Các chùa linh thiêng cầu tài lộc đẹp nổi tiếng tại quận1 TP HCM

Chùa Ngọc Hoàng

Địa chỉ: số 73, đường Mai thị Lựu, phường Đa Kao, Quận 1

Chùa Ngọc Hoàng  được khởi công xây dựng từ năm 1892 đến năm 1900 với diện tích 2000 m2. Còn có tên gọi khác là chùa Phước Hải.

Được biết đến là ngôi chùa cổ linh thiêng bậc nhất Sài Gòn. Người người ghé tai nhau nhưng câu chuyện linh thiêng về chùa .Bạn chỉ cần thành tâm và sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu sẽ cầu được con, cầu được tình duyên mau tới. Vì thế, mỗi dịp lễ, Tết, và cả ngày thường người dân đều đổ về chùa Ngọc Hoàng rất đông để lễ bái.

Chùa Ngọc Hoàng được công nhận là di sản kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1994. Chùa còn nổi tiếng hơn khi được tổng thống Mỹ Barack Obama viếng thăm hồi tháng 5/2016.

Khuôn viên chùa rộng lớn mát mẻ và thoáng đãng Chùa mang nét kiến trúc trung hoa, chùa Ngọc Hoàng hiện đang lưu giữ những bức tượng điêu khắc bằng gỗ đẹp và rất quý giá. Bên cạnh đó, khuôn viên còn có hồ sen đẹp cho hoa nở tỏa hương thơm mát, có một hồ nuôi rùa với số lượng lên đến hàng nghìn con. Đây là nơi phóng sanh rùa của các quý phật tử khi đến tham quan chùa.

Chùa Báo Ân

Địa chỉ : 18A/231C Nguyễn Thị Minh Khai, phường Đa Kao, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa được thành lập năm 1945, do hòa thượng Thích Minh Thạnh khai sáng, tính đến nay chùa đã trãi qua 3 lần trùng tu lớn.

Mặt trước Chính điện chùa Báo Ân

Chùa Báo Ân theo hệ phái Bắc tông, bên trong Chính điện được bài trí trang nghiêm. chùa có thờ nhiều tượng Phật khác nhau.

Khuôn viên chùa không quá rộng, vì nằm sau trong hẻm nên chùa có được sự yên tĩnh, thanh tịnh tách biệt với cuộc sống ồn ào bên ngoài.

Chùa Linh sơn

Địa chỉ: 149 Cô Giang, phường Cô Giang, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Chùa thành lập năm 1891, do Tổ Lê Khách Hòa xây dựng, chùa đã trãi qua hai lần trùng tu lớn vào năm 1968 và 1997.

Một gốc mặt trước Chính điện chùa Linh Sơn

kiến trúc chùa hiện nay được xây dựng theo kiểu chùa miền Bắc. Chánh điện được bài trí trang nghiêm.

Án giữa, tầng cao nhất đặt tượng Tam Thế Phật, tầng kế đặt tượng Tam Tôn, kế tiếp là tượng Bồ Tát Đản sanh.

Án ngoài, thờ Bồ tát Chuẩn Đề và tượng Thất Phật Dược Sư. Hai án tả, hữu thờ Bồ tát Quan Âm và Bồ tát Địa Tạng.

Giống đại đa số các chùa khác tại quận 1, khuôn viên chùa nhỏ nhưng được trồng nhiều cây xanh. Vì thế đến đây bạn sẽ cảm nhận được an bình, dễ chịu giữa trung tâm thành phố náo nhiệt.

Chùa Lâm Tế

Địa chỉ :212A Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa được thành lập năm 1973. do hòa thượng Thích Huyền Minh kiến tạo.Chùa theo hệ phái Bắc tông, chùa được trùng tu năm 1991 với kiến trúc Chính Điện được điêu khắc khá đặc sắc kết hợp với kiến trúc chùa cổ và lối xây dựng hiện đại.

Chính điện chùa Lâm tế được bài trí trang nghiêm. Điện Phật ở tầng trệt và tầng lầu đều đặt thờ tượng đức Bổn sư Thích Ca ở giữa, hai bên là Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí.  Đến chùa Lâm Tế bạn thấy được sự trang nghiêm và linh thiêng của ngôi chùa.

Chùa Trường Thạch

Địa chỉ :97 Yersin, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Chùa Trường Thạch là một ngôi chùa nổi tiếng tại quận 1, chùa có lịch sử hơn 100 năm tại quận thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay chùa tọa lạc tại . Chùa được thành lập năm 1916, do hòa thượng Thích Thiện Tòng xây dựng.

Ngày nay, chùa Trường Thạch có kiến trúc rất đơn giản và cổ kính. Chùa theo hệ phái Bắc tông, kiến trúc chùa xây dựng theo lối chùa cổ miền Bắc.Trong Chính Điện các tượng Phật được bài trí trang nghiêm. Tượng đức Phật A Di Đà được thờ chính giữa, hai bên là tượng Ca Diếp và A Nan.

Bàn thờ kế trước thờ tượng Di Đà Tam Bồ Tát. Ngoài ra, chùa còn có bàn thờ Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Địa Tạng, Quan Công, Đạt Ma Tổ sư, Hộ Pháp, Tiêu Diện.Đặc biệt hiện nay chùa Trường thạch còn có đạo tràng Pháp Hoa gồm 50 Phật tử.

Đền Bà Ấn hay còn gọi là chùa Mariamman

Địa chỉ : 45 Trương Định, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Đây là ngôi chùa nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh bởi kiến trúc có một không hai của ngôi chùa. Đền Bà Ấn có người gọi là chùa Bà Ấn hay chùa Mariamman.

Chùa Bà Mariamman, là một ngôi đền thuần túy văn hóa Ấn Độ. Đây là ngôi chùa nổi tiếng tại quận 1 bởi kiến trúc độc đáo và sự linh thiêng của ngôi chùa.Chùa thành lập từ những năm đầu thế kỷ XX, do một số người Ấn di cư sang đây xây dựng.

Kiến trúc của ngôi chùa mang đậm nét đặc trưng của văn hóa đền chùa Ấn Độ. Cổng chùa được điêu khắc nhiều tượng thần Ấn Độ được trang trí sặc sỡ nhiều màu sắc.

Bên trong Chính điện thờ tượng nữ Thần Mariamman, đây là vị thần của mùa màng bội thu, đất đai màu mỡ, sức khỏe dồi dào, hôn nhân suôn sẻ, con cháu đông vui theo tín ngưỡng Ấn Độ.

Ngày nay, chùa Bà Ấn luôn tấp nập người đến thăm viến, vì nhiều người cho rằng đây là ngôi đền rất linh thiên.

Đến chùa Bà Ấn, bạn cảm nhận được sự linh thiêng bởi những làng khói nghi ngút ngày đêm trong không gian hẹp thiếu sáng của ngôi đền.

Các chùa lớn nổi tiếng đẹp linh thiêng quận Bình Thạnh tp HCM

Chùa Bát Nhã

Địa chỉ :550 Phạm Văn Đồng, Phường 13, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Chùa Bát Nhã quận Bình Thạnh được xây dựng vào năm 1990 do thượng tọa Thích Đạt Đạo kiến tạo. Ngôi chùa theo hệ phái Bắc Tông, địa chỉ chùa Bát Nhã quận Bình Thạnh nằm ngay trục đường Phạm Văn Đồng khá tấp nập nhưng bên trong chùa lại vô cùng yên tĩnh và thanh tịnh, không khí nơi thờ Phật trang nghiêm từ các bày trí Điện Phật cho tới các khuôn viên.

Chùa Bát Nhã đẹp và rất linh thiêng, đây sẽ là điểm đến dành cho mọi người đến cầu bình an. Thường vào các ngày Tết Nguyên Đán, ngày mùng một và rằm tháng giêng âm lịch hàng năm sẽ mở các lễ hội chiêm ngưỡng Xá lợi đức Phật và các vị La hán, thu hút đông đủ các Phật tử đến thăm.Chùa Bát Nhã đẹp rất linh thiêng, đây sẽ là điểm đến dành cho mọi người đến cầu bình an

Chùa Dược Sư

Địa chỉ :464 Lê Quang Định, Phường 11, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Chùa Dược Sư quận Bình Thạnh được thành lập năm 1931 do Hòa thượng Thích Chánh Tạo khai sáng. Theo thời gian ngôi chùa đã được trùng tu mang kiến trúc quy mô hiện đại nhưng vẫn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống chùa cổ xưa.

Chùa Dược Sư có kiến trúc vô cùng đồ sộ và bố trí khang trang mang tới sự trang nghiêm nơi cửa Phật, hàng năm chùa thường xuyên đón tiếp nhiều Phật tử, du khách đến vãn cảnh và chiêm bái.

Chùa Dược Sư có kiến trúc vô cùng đồ sộ và bố trí khang trang mang tới sự trang nghiêm nơi cửa Phật

Chùa Bảo Minh

Địa chỉ : 618 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.

Được xây dựng năm 1960, do hòa thượng Thích Quang Phổ khai sáng.Chùa được xây dựng theo kiến trúc chùa cổ miền Bắc. Mái chùa xây nhiều tầng, được lợp ngói vảy màu đỏ nâu truyền thốngm đầu mái được trang trí tượng rồng

Khuôn viên chùa bao gồm Chính Điện, Bảo tháp, giảng đường, tăng xá… Bên trong Chính điện thờ nhiệu tượng Phật, bên ngoài sân có tượng Quân Thế Âm bên cạnh hồ sen.

Chùa Bảo Minh có khuôn viên rộng, rợp bóng cây xanh và khôn gian thanh tịnh yên tĩnh. Đây là ngôi chùa đẹp tại Bình Thạnh bạn nên viến thăm khi cần nơi yên tĩnh tách biệt với cuộc sống ồn ào bên ngoài thành phố.

Chùa Bửu Liên

Địa chỉ : 570 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.

Chùa được xây dựng năm 1958, do hòa thượng Thích Chánh Quang khai sáng.Qua nhiều thăng trầm của năm tháng, chùa xuống cấp nghiêm trọng, chùa được đại trùng tu năm 1996. Chùa Bửu Liên có lối trang trí hai màu nâu đỏ và màu vàng rất đặc sắc.Chùa Bửu Liên ngày nay có kiến trúc khang trang, kiên cố

Bên trong Chính Điện thờ nhiều tượng Phật bằng gỗ được chạm khắc tinh xảo. Khuôn viên chùa khá khiêm tốn nên không có nhiều cây xanh được trồng như những chùa khác.Đến chùa. chúng ta cảm nhận được sự trang nghiêm và linh thiêng của ngôi chùa.

Chùa Long Vân

Địa chỉ: 125/72 Bùi Đình Túy, Phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa được thành lập năm 1933, do Thiền Sư Giai Minh sáng lập.Chùa được xây dựng với kiến trúc rất đặc sắc, kiến trúc tổng thể ngôi chùa gồm cổng tam quan, tòa Chính điện, giảng đường, tăng xa, các điện phật, Bảo tháp …

Cổng tam quan chùa được xây dựng độc đáo mạng dấu ấn phong cách cổng chùa Nam bộ thế kỷ XVII.

Chùa Văn Thánh

Địa chỉ :115/1A Đường Ngô Tất Tố, Phường 22, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.

Đây là ngôi chùa cổ tại quận Bình Thành, được xây dựng năm 1906, do các phật tử tại đây xây dựng.Chính điện chùa có kiến trúc kiểu nhà ba gian hai mái theo nhà cổ truyền thống Nam bộ. Bên ngoài sân có tượng Quan Thế Âm Bồ Tác.

Trong khuôn viên chùa còn một bia đá khắc chữ Hán – Nôm gi lại gốc tích miếu Văn Thánh thời Sài Gòn – Gia Định xưa. Chùa hiện nay không có trụ trì chỉ có người trong coiVì có lịch sử lâu đời, cùng những giai thoại linh thiên về miếu Văn Thánh xưa nên người dân thành phố đến đây chiếm bái lễ chùa khá đông.Đến chùa Văn thánh, chúng ta thấy được nét cổ kính trong kiến trúc chùa Nam Bộ xưa.

Chùa Pháp Vân

Địa chỉ :244 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Chùa Pháp Vân quận Bình Thạnh được thành lập năm 1964 do Hòa thượng Thích Huyền Thâm khai sáng. Ngôi chùa thuộc hệ phái Bắc tông tuy không gian hạn hẹp nhưng khá nổi tiếng và linh thiêng.

Chùa Pháp Vân có phòng phát hành kinh sách, Đạo tràng Bát quan trai và Điện Phật được bài trí trang nghiêm, mang tới cho ta cảm giác bình yên tới lạ kỳ. Đây sẽ là chốn linh thiêng tĩnh tâm cho bất kỳ ai muốn đến chùa chiền chiêm bái cúng Phật.

Gần chợ Bà Chiểu còn có các chùa linh thiêng khác như chùa Bảo Vân, Linh Quang, Bảo Tịnh, Phước Thành, Pháp Vương, Thiền Tịnh. Ngoài ra, trong danh sách chùa quận Bình Thạnh không thể thiếu tên chùa Diệu Pháp, Minh Hòa, Ngọc Hoàng, Phước Viên, Thái Bình, Giác Thọ, Giác Viên, Giác Quang, Quan Âm Lộ Thiên, Hồng Liên, Hòa Khánh, Đại Hạnh, Phổ Hiền, Lâm Huê, Linh Sơn…bạn có thể đi tới chiêm bái và vãn cảnh những ngày cuối tuần.

Chùa Diệu Pháp

Địa chỉ : 188 Nơ Trang Long, Phường 13, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.

Chùa được xây dựng năm 1964, do thượng tọa Thích Tâm Khai sáng lập.Ban đầu chùa chỉ có một Chính Điện nhỏ và một gian nhà ở, năm 1972 chùa được trùng tu kiên cố, khang trang hơn. Năm 1992 chùa xây thêm nhà ở để cưu mang những cụ già neo đơn.

Năm cạnh sông Sài Gòn, chùa Diệu Pháp xây dựng theo kiến trúc nhà Nam Bộ với những gian nhà mái ngói đơn sơ.Bên trong Chính Điện thờ tượng Phật Thích Ca và một số tượng Phật khác. Bên ngoài sân chùa có tượng Quan Thế Âm được điêu khắc từ nữa thế kỷ trước.Chùa còn có mái ấm tình thương nơi nương tựa của những trẻ mồ côi và cụ già neo đơn.

Chùa Diệu Pháp là ngôi chùa đẹp tại Bình Thạnh, khuôn viên chùa được bao phủ nhiều canh xanh và gió mát từ sông Sài Gòn khiến những ai đến đây đều cảm thấy bình yên, thảnh thơi.


Các ngôi chùa linh thiêng lớn đẹp nổi tiếng tại quận Tân Bình tp HCM

Chùa Giác Lâm

Địa chỉ :118 Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Chùa giác lâm quận Tân Bình hay còn gọi là chùa Cẩm Sơn, Sơn Can, Cẩm Đệm chính là một ngôi chùa cổ quận Tân Bình và cổ nhất tại TPHCM có niên đại độ tuổi rất lâu đời được xây dựng từ năm 1744 tồn tại tới ngày nay.

Chùa tiêu biểu cho lối kiến trúc chùa Nam bộ với mặt bằng tổng thể kiểu chữ Tam được chứa đựng nhiều văn hóa, lịch sử, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc tôn giáo đẹp hút mắt.

Cùng với bộ phật tượng Thập Bát La Hán và 113 pho tượng cổ nhiều chất liệu khác nhau vô cùng quý giá thuộc danh sách các chùa ở quận Tân Bình cổ và lớn nhất Sài Gòn. Chính những điểm thu hút trên đã khiến du khách thập phương và quốc tế đến lễ Phật tịnh tâm cầu khấn, chiêm ngưỡng nét đẹp kiến trúc độc đáo cổ kính uy nghiêm cùng thiên nhiên thanh bình.

Chùa Viên Giác

Địa chỉ :193 Bùi Thị Xuân, Phường 1, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Chùa Viên Giác được thành lập từ 1955 và nằm giữa trung tâm quận Tân Bình với dáng vẻ trầm lặng và thiêng liêng vốn có. Khi nhìn vào kiến trúc sẽ cực kỳ mãn nhãn, khiến bất kỳ du khách nào cũng bị cuốn hút từ khi bước vào cổng tam quan đến nền sân nhỏ của chùa bởi những chiếc mái vòm cong uyển chuyển, mái ngói đỏ rêu phong uốn lượn đẹp mắt cùng các điện thờ toát lên dáng vẻ cổ kính và uy nghiêm chốn cửa Phật.

Chùa viên giác quận Tân Bình đã được trung tâm sách kỷ lục công nhận là ngôi chùa có tháp bằng gốm cao nhất Việt Nam, đó chính là tháp Đẳng Quang thờ Xá lợi Phật được làm hoàn toàn bằng gốm sứ cao 22m.

Chùa Giác Lâm

Địa chỉ: 118 Lạc Long Quân – Phường 10 – Quận Tân Bình – Tp.HCM

Chùa Giác Lâm được xây dựng vào năm 1744, hiện là ngôi chùa thuộc hàng cổ kính nhất nhì tại Sài Gòn có niên đại độ tuổi rất lâu đời. Chùa còn được gọi với nhiều tên khác là: chùa Sơn Can,  Cẩm Sơn hay Cẩm Đệm.

Chùa Giác Lâm sở hữu lối kiến trúc đặc trưng của các ngôi chùa tại Nam Bộ. Chùa hiện lưu giữ rất nhiều tư liệu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc điêu khắc, tôn giáo quý giá như hoành phi, câu đối, bàn thờ, đồ thờ cổ… Riêng bộ tượng Thập Bát La Hán là minh chứng rõ nét nhất cho quá trình phát triển của Phật giáo ở Nam bộ.

Kiến trúc chùa Giác Lâm được coi là tiêu biểu cho lối kiến trúc của các chùa Nam Bộ, với mặt bằng tổng thể theo kiểu chữ Tam, gồm 98 cột chống đỡ, bên trong bài trí 113 pho tượng cổ với nhiều chất liệu khác nhau.

Chùa Từ Tân

Địa chỉ :90/153 Trường Chinh, Phường 12, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Chùa Từ Tân là một trong các ngôi chùa ở quận Tân Bình được nhiều người biết đến bởi không gian thanh tịnh giúp du khách tịnh tâm để hòa mình vào nơi quy y cửa Phật. Hàng năm chùa Từ Tân quận Tân Bình lại tổ chức các khu tu Thiền mang tính thiết thực với sự tham dự của đông đảo Phật tử từ các tỉnh thành tự hội tụ về.

Đặc biệt, những ngày đầu năm tại chùa đón tiếp rất nhiều du khách gần xa đến tham gia lễ hội cùng với các hoạt động như làm lễ cầu an, mua lân, hái lộc đầu năm, gieo quẻ,…mang tới không khí vui nhộn.

Chùa Hải Quang

Địa chỉ :71/13 Hẻm 71 Nguyễn Bặc, Phường 3, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Chùa Hải Quang quận Tân Bình chính là ngôi chùa Bắc Tông được xây dựng từ năm 1962, hiện đang được trùng tu lại nhưng vẫn đảm bảo được nét đẹp lịch sử vốn của của ngôi chùa linh thiêng này.

Chùa Hải Quang được dựng lên nhằm đáp ứng nhu cầu của các tín ngưỡng chiêm bái của Tăng Ni Phật tử đồng hương miền Trung sinh sống tại Sài Gòn nhằm mục đích đưa họ hướng về Tam Bảo. Đây là một trong những chùa tại quận Tân Bình được nhiều người đi tới dâng lễ thắp hương kính Phật để có thể tìm tới chốn thanh tịnh giúp xua tan đi những lo toan của cuộc sống.

Chùa Vạn Hạnh

Địa chỉ :210 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Chùa vạn hạnh quận Tân Bình năm 1953 do ni trưởng Thích Nữ Tịnh Giác thành lập. Trước kia chùa Vạn Hạn được xây dựng kiến cố nhưng đã được ni trưởng trùng tu lại trở nên khang trang hơn với kiến trúc mang đậm dấu ấn phong cách kiến trúc Nam Bộ xưa cực kỳ cuốn hút.

Từ trong chùa tới ngoài chùa đều được thiết kế một cách tinh tế và đầy đủ nhất nhằm mang tới sự thông thoáng và đậm chất truyền thống văn hóa Việt Nam. Đây sẽ là điểm đến lý tưởng cho bất cứ du khách nào muốn chiêm bái nơi cửa Phật linh thiêng.

Chùa Đức Lâm

Địa chỉ :111 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Chùa Đức Lâm được thành lập vào năm 1744 với kiến trúc cổ đã được trùng tu và tu sửa năm 1900, 1998 rất trang nghiêm phù hợp với nơi thanh tịnh

. Ngôi chùa Đức Lâm quận Tân Bình theo hệ phái Bắc Tông và là một trong những ngôi chùa cổ tại TPHCM.Hàng năm rất đông các du khách 4 phương và Phật tử về chùa để thắp hương hướng Phật.

Chùa PHỔ QUANG

Địa chỉ: 64/3 Huỳnh Lan Khanh, phường 2, quận Tân Bình , TP HCM

Chùa Phổ Quang sở hữu cảnh quan đẹp và rất thanh tịnh vì nằm ở cuối một con đường nhỏ. Là ngôi chùa có tuổi thọ lâu đời,  thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa Phật Bảo

Địa chỉ :673/3 Lạc Long Quân, Phường 10, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Chùa phật bảo quận Tân Bình thuộc hệ phía Nam Tông, xây dựng từ năm 1965 với điện Phật rất trang nghiêm bởi các bố trí tâm linh và vô cùng linh thiêng.

Đặc biệt về kiến trúc khá bắt mắt theo phong cách kiểu Pháp. Thể hiện được vẻ đẹp tâm linh lẫn khoa học. Hiện tại, mỗi năm tại chùa Phật Bảo đều nhiều du khách đặt chân tới kính lễ dâng hương và tổ chức nhiều hoạt động mang tính thiết thực. Đặc biệt, đến ngày 15 tháng 4 âm lịch tại chùa sẽ tổ chức lễ Phật Đản, chiêm bái Xá Lợi Phật lễ tắm Phật và ngày 13 tháng 7 âm lịch sẽ diễn ra lễ húy nhật cố HT Giới Nghiêm rất trọng thể, cuối cùng ngày 18 tháng 9 âm lịch sẽ có lễ dâng y Kathina.


Các ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng lớn đẹp tại quận Thủ Đức tp HCM

Ni Viện Long Nhiễu

Địa chỉ :10/3, Phạm Văn Đồng, phường Linh Tây, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa được thành lập năm 1890 do Thiền Sư Phật Chí Đức Hạnh khai sơn, chùa theo hệ phái Bắc tông.

Hiện nay chùa được xây dựng khá đồ xộ, kiến trúc kiên cố kết hợp với nghệ thuật chùa cổ truyền thống. Trong chùa có lớp Sư phạm Phật giáo Ni Viện Long Nhiễu,

Chùa Bảo Thắng

Địa chỉ : 62 Đường 35, phường Linh Đông, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa được thành lập năm 1956 do Ni sư Thích nữ Chơn Thanh kiến tạo, chùa theo hệ phái Bắc tông. Hiện nay chùa có kiến trúc rất đặc sắc, Chính Điện được xây dựng kiên cố hiện đại, có nhiều tượng phật bố trí xung quanh khuôn viên chùa.

Chùa Liên Phước

Địa chỉ : Quốc lộ 13 cũ, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa được thành lập năm 1972 do  Phật tử Hồ Văn Chơi kiến tạo, chùa theo hệ phía Bắc tông.

Chùa Vân Sơn

Địa chỉ : 438 , 440 Phạm Văn Đồng, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa được thành lập năm 1841 do hòa thượng Thích Trừng Bửu, chùa theo hệ phái Bắc tông. Đây là ngôi chùa cổ được nhiều người thường xuyên thăm.

Chùa Giác Hoằng

Địa chỉ :135 Lý Nam Đế, Phường 7, Quận 11, Hồ Chí Minh

Chùa Giác Hoằng là một trong những ngôi chùa ở quận Tân Bình mang vẻ đẹp yên bình, yên tĩnh với tiếng chuông chùa nhẹ nhàng cùng lời kinh hòa quyện với cỏ cây mang đến một âm thanh tuyệt vời. Chùa Giác Hoằng quận Tân Bình đã được trùng tu lại nhưng vẫn giữ được nét đẹp linh thiêng tại chùa.

Tuy ngôi chùa mang vẻ đẹp đơn giản nhưng chứa đựng những ý nghĩa lớn, tại chùa thường tổ chức các hoạt động từ thiện mang ý nghĩa cực kỳ nhân văn, chẳng lý do gì mà không đến chùa Giác Hoặc một lần để  cúng bái và tìm chút cảm giác bình yên cho chình mình.

Chùa Vĩnh Nghiêm

Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa , Phường 7 ,Quận 3 ,Tp.HCM

Chùa Vĩnh Nghiêm được khởi công xây dựng vào năm 1964 – là ngôi chùa rộng lớn, xinh đẹp, được trang bị cơ sở vật chất khang trang bậc nhất tại Sài Gòn.

Kiến trúc chùa rất độc đáo với tháp đá 7 tầng cao 14 mét, các góc mái chùa uốn cong theo kiểu chùa ở miền Bắc, chính giữa nóc có bánh xe pháp luân, các góc đều tạc hình đầu phượng. Những hoa văn, họa tiết được chạm khắc theo phong cách văn hóa đời Lý , Trần. Cả tên và kiến trúc của ngôi chùa được lấy nguyên mẫu từ một ngôi chùa gỗ ở Bắc Giang, trung tâm của phái Trúc Lâm Yên Tử.

Chùa Vĩnh Nghiêm có khuôn viên rộng lớn, thoáng đãng và rất thanh tịnh. Là điểm hành hương lễ Phật của đông đảo quý Phật tử tại thành phố và cả những tỉnh thành lân cận. Chính điện của chùa VĨNH NGHIÊM

 Chùa Pháp Hoa

Địa chỉ: 870, Trường Sa, Phường 14, Quận 3

Chùa Pháp Hoa cũng là một ngôi chùa nổi tiếng tại Sài Gòn thu hút rất đông Phật tử đến lễ bái. Khuôn viên chùa được trang hoàng với rất nhiều dây đèn lồng đẹp mắt.

Chính điện được trang trí bàn thờ lớn cùng với tượng và tranh vẽ miêu tả khung cảnh Đức Phật đản sanh tạo không khí nghiêm trang.Chùa trở nên lung linh hơn vào buổi tối khi được thắp sáng bởi ánh đèn lồng nhiều màu sắc. 

Chùa Hoằng Pháp

Địa chỉ : ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn

Cổng vào khuôn viên chùa Hoằng Pháp toạ lại tại huyện Hóc Môn, được xây dựng năm 1957. Chùa mang lối kiến trúc của chùa miền bắc .

Chùa HOẰNG PHÁP thường tổ chức các khóa giảng dạy, tu niệm thu hút đông đảo các tín đồ Phật giáo ở Sài Gòn và các vùng lân cận đến tham quan và tham gia. Đặc biệt, có khóa tu mùa hè thu hút hàng nghìn học viên tham gia. Khóa tu mùa hè là môi trường tâm linh lành mạnh, giúp cân bằng giữa đời sống vật chất và tinh thần. Khu vực đặt tượng Phật Quán Thế Âm trang nghiêm, xinh đẹp

 Chùa bà Thiên Hậu

Địa chỉ: chỉ 710 Nguyễn Trãi, phường 11, Quận 5, tp HCM

Chùa Bà Thiên Hậu được xây dựng năm 1760, là ngôi chùa có niên đại độ tuổi hơn 200 năm. Chùa Bà Thiên Hậu còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn, chùa mang lối kiến trúc cung đình thời xưa.

Một trong những lễ hội lớn nhất được tổ chức tại chùa là lễ vía Bà Thiên Hậu tổ chức hàng năm vào ngày 23/3 âm lịch. Kiến trúc của Chùa đã được công nhận là Di tích nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1993. Sau hơn 200 năm tồn tại, chùa bà Thiên Hậu vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính độc đáo dù trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa.

  Chùa Bửu Long

Địa chỉ: 81 Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9

Tọa lạc tại quận 9 TPHCM, được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1942 và được tiến hành trùng tu vào năm 2007, nằm cách trung tâm thành phố HCM khoàng 20 km, với khuôn viên rộng 11 ha. Còn có tên gọi khác là Thiền Viện Tổ Đình Bửu Long.

Chùa Bửu Long sở hữu lối kiến trúc rất đẹp nổi bậc với ngọn bảo tháp Gotama Cetiya 3 tầng cao 56 mét thờ xá lợi Đức Phật và Chư Thánh Tăng ánh lên màu vàng rực rỡ, có quy mô lớn nhất Việt Nam…với sức chứa trên 2.000 người cùng vào tham quan chiêm bái xá lợi Phật.

Ngoài ra chùa BỬU LONG còn có Bốn tháp xung quanh với tên gọi: tháp Đản Sinh, tháp Thành Đạo, tháp Pháp Luận, tháp Niết Bàn. Chùa thuộc hệ phái Phật giáo nguyên thủy, được xây dựng theo nét kiến trúc đặc trưng của các chùa ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar…, kết hợp cùng nét kiến trúc các chùa thời Nguyễn. Phía trước bảo tháp là một hồ bán nguyệt màu xanh đẹp mắt. Chùa có chính điện, tăng xá, trai đường, tăng khách đường, tổ đường, thiền thất của chư tăng, ni viện, ni xá và am thất của tu nữ, tịnh nhân.

 Chùa Việt Nam Quốc Tự

Địa chỉ : đường 3/2 ngay ngã tư Lê Hồng Phong và 3/2 ,quận 3 , tp HCM

Chùa Việt Nam Quốc Tự là nơi được đông đảo Tăng ni Phật tử gần xa ghé thăm, chiêm bái lễ Phật.

Diện mạo mới của Chùa Việt Nam Quốc Tự sau một thời gian tiến hành tu sửa, mở rộng Khuôn viên chùa rộng lớn, trồng rất nhiều cây xanh to lớn tỏa bóng mát quanh năm. Những cảnh trí, cảnh Phật được bày trí phù hợp tạo lên một không gian trang nghiêm, thanh tịnh và linh thiêng.

Chùa Xá Lợi

Địa chỉ: 89 Bà Huyện Thanh Quan – Phường 7 – Quận 3 – Tp.HCM

Chùa được đặt tên là Xá Lợi vì được xây dựng để tôn thờ Xá Lợi Phật Tổ. Chùa có chính điện dùng để thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, có giảng đường, thư viện, tháp chuông, đoàn quán, nhà trai đường, phòng tăng, phòng khách…

Điểm nổi bậc của chùa là Tháp chuông cao nhất Việt Nam với 7 tầng, Mỗi tầng được dùng để tôn thờ một vị Phật. Tầng cao nhất của tòa tháp dùng để treo Đại Hồng Chuông trong lượng 2 tấn. Chùa sở hữu lối kiến trúc hoàn toàn mới và cảnh quan quan rất đẹp. Tiếng chuông ngân vang của chùa đã tạo cảm hứng cho soạn giả Viễn Châu viết nên bài vọng cổ “ Tiếng chuông chùa Xá Lợi “

  Chùa Nam Thiên đệ nhất trụ

Địa chỉ: 100 Đặng Văn Bi , Phường Bình Thọ , Quận Thủ Đức ,Tp.HCM

Hà Nội có chùa Một Cột rất nổi tiếng thì ngay tại Sài Gòn cũng có một ngôi chùa một cột như thế và được đặt tên là Nam Thiên đệ nhất trụ, được hòa thượng Thích Trí Dũng dựng vào năm 1958 và hoàn tất vào năm 1977.

Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc, khuôn mẫu của Thăng Long nhất trụ ( chùa Một Cột của Hà Nội) từ những đường nét chạm trổ, hoa văn rất tinh xảo cho đén cách bài trí thờ phụng. Chùa được dựng trên một cột to, tọa lạc ngay giữa lòng hồ Long Nhãn, phía dưới hồ là rất nhiều hoa sen nở rộ khoe sắc đẹp quyến rũ. Chùa cồn nổi bậc với tượng Đức Phật Đức Địa Tạng nặng tới 61 kg được đúc bằng kim loại quý.

 Chùa Minh Hương

Địa chỉ: 184 Hồng Bàng, P.12, Q.5, TP.HCM

Chùa Minh Hương còn có tên gọi khác là chùa Ông hoặc Chùa Quan Đế Thánh quân. Chùa tôn thờ Quan Thánh Đế, nổi tiếng về sự linh thiêng hiếm có.

Chùa thu hút du khách đến tham quan, cầu nguyện vào những dịp lễ tết, rằm lớn.

 Miếu nổi Phù Châu

Tọa lạc ngay giữa lòng sông Vàm Thuật, thuộc phường 5 , Quận Gò Vấp TPHCM.

Là một địa điểm tâm linh có niên đại hơn 300 năm. Chính giữa điện thờ tượng Phật Di Lặc và hai bên Miếu thờ Tượng Phật Tổ Như Lai và Địa Mẫu. Kiến trúc Miếu đẹp và bắt mắt bởi nét cổ kính cùng hai trăm hình tượng rồng lớn nhỏ khác nhau được đặt nhiều nơi trong khuôn viên chùa.

Đây cũng là điểm hành hương nổi tiếng tại Sài Gòn, được đông đảo quý Phật tử hé thăm cầu an lễ Phật vào những ngày mùng 1, ngày rằm, lễ tết…

  Chùa Vạn Đức

Địa chỉ: 23/4 Tô Ngọc Vân, P. Tam Phú, Q. Thủ Đức, TP.HCM.

Chùa Vạn Đức là một ngôi chùa nổi tiếng vì có tòa tòa chính điện cao nhất trong số những ngôi chùa tại Sài Gòn với chiều cao 43,5 mét. Đây là tòa chính điện cao nhất hiện nay. Đây là tòa chính điện  được xây dựng theo kiểu dáng kiến trúc hiện đại.

Đến tham quan thành Phố Sài Gòn, đặt biệt là nếu bạn muốn tìm một chốn thanh tịnh để trút bỏ hết những phiền muộn, mệt moi trong lòng thì đừng bỏ qua những ngôi chùa cổ kính, trang nghiêm và linh thiêng

 

Pháp viện Minh Đăng Quang

Tọa lạc tại số 505 xa lộ Hà Nội, phường An Phú, quận 2, Tp.HCM.

Theo đường quốc lộ chính, từ xa đã thấy Pháp Viện, không khó để nhận thấy một quần thể kiến trúc Phật giáo đặc trưng hệ phái Khất sĩ miền Nam Bộ.

Trải qua 45 năm hiện hữu, Pháp viện Minh Đăng Quang như một đóa hoa trang nghiêm, một không gian tĩnh lặng, trợ duyên cho khách hành hương chiêm bái tìm về sự an tịnh tâm hồn.

Lịch sử Pháp viện MINH ĐĂNG QUANG

Pháp viện Minh Đăng Quang do Hòa thượng Pháp sư Giác Nhiên, Đệ nhất Trưởng Giáo đoàn IV Hệ phái Khất Sĩ sáng lập năm 1968. Lúc bấy giờ, Pháp viện tọa lạc trên một vùng đất nguyên là bãi đổ rác của thành phố, phía trước là khu ruộng đồng hoang sơ với tổng diện tích là 62.000m2. Pháp viện Minh Đăng Quang được xây lên với dụng ý làm một trung tâm hoằng pháp lâu dài và tương xứng với sự phát triển của Giáo hội Tăng – già Khất Sĩ Việt Nam

Buổi đầu, Pháp viện chỉ gồm ngôi chánh điện cất tạm hình chữ nhật và một số am cốc bằng tre lá. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, quý Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng trong giáo đoàn đã không quản ngại vừa tu tập vừa dọn dẹp, san lấp, vun xới… để ngôi phạm vũ có được một diện mạo trang nghiêm trầm tịnh.

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trại hòm huyện Hóc Môn Lh : 0792.835111