Nội Dung

Các ngôi chùa đẹp nổi tiếng linh thiêng tại ĐỒNG NAI

Đồng Nai có diện tích 5.862,37 km2, bằng 1,76% diện tích tự nhiên của cả nước và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ, giữ vị trí quan trọng trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam của đất nước.
Đồng Nai giáp các tỉnh: phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận; phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh; phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước; phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng. Tỉnh ĐỒNG NAI có nhiều ngôi chùa , thiền viện , tịnh xá có lịch sử hàng trăm năm .Có rất nhiều PHẬT tử và khách thập phương tới thăm viếng và lễ chùa .

Chùa Quốc Ân Khải Tường

Địa chỉ : số 18 ấp Đất Mới, xã Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

Khuôn viên chùa rộng hơn 20ha có tượng Phật Ngọc được xem là lớn nhất thế giới để các Phật tử du khách thập phương đảnh lễ và chiêm bái. Tượng Phật làm bằng Ngọc Bích nặng hơn 32 tấn có xuất xứ từ miền cực Bắc Canada được gia công bởi các thợ chạm Thái Lan. Tượng Phật Ngọc cao 3.62m, nặng 9,255kg do gia đình Phật tử Huỳnh Văn Mạnh và quý Phật tử phát tâm cúng dường đất và tài chính để xây dựng.

Chùa Bửu Quang

Địa chỉ : xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

Thuộc khu vực núi Núi Gia Lào hoặc Gia Ray cách TPHCM khoảng 120km. Đây là ngôi chùa lớn nhất ở Đồng Nai và cũng nằm ở vị trí cao nhất so với nhiều chùa trong khu vực.

Để lên đến chùa Bửu Quang, du khách sẽ chinh phục đoạn đường dài khoảng 3,2km được nối bởi hơn 365 bậc thang. Những bậc thang đá lên chùa Bửu Quang với quan cảnh 2 bên tuyệt đẹp. Bạn sẽ được hòa mình vào thiên nhiên, giữa rừng cây bạt ngàn, xanh mát.Chùa Bửu Quang được xây dựng ngay trong “lòng núi”, kiến trúc ngôi chùa này mang nét thô sơ, tinh tế của thời xưa nhưng lại vô cùng ấn tượng và  huyền bí

Chùa Long Thiền

Địa chỉ : số K2/3B ấp Tân Bình, phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Với diện tích đất khoảng 1ha cạnh sông Đồng Nai. Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông. Ngôi chùa được xây dựng vào năm 1664 và là một trong ba ngôi chùa ở Đồng Nai có niên đại sớm nhất, được xếp hạng là Di tích lịch sử  văn hóa quốc gia. Trụ trì chùa là hòa thượng Thích Huệ Thành, người có công đức lớn trong việc trùng tu, tôn tạo lại chùa cũng như có nhiều đóng góp cho công tác Phật sự ở Đồng Nai.Hiện nay, chùa Long Thiền là trụ sở của Giáo hội Phật giáo tỉnh Đồng Nai. Hàng năm vào các dịp lễ lớn: Phật Đản, ngày vía, ngày giỗ tổ (18/12 âl) rất đông thiện tâm tín hữu, Tăng Ni Phật tử đến cúng.

Chùa Đại Giác

Địa chỉ : 393/A2 ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông. Mặt tiền chùa hướng Tây Bắc hướng nhìn ra sông Đồng Nai.  Chùa được xây dựng vào năm 1665 và là một trong những di tích văn hóa tiêu biểu của vùng đất Biên Hòa. Chùa có diện tích 3000m2 với ba dãy nhà ngang nối liền nhau. Đây là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo Việt được khởi dựng sớm nhất ở Đồng Nai và là chứng tích cho bước đường Nam tiến ở nửa đầu TK XVII của 3 nhà sư thuộc dòng Lâm Tế ở Đàng Trong. Ngoài giá trị này, ở chùa Đại Giác còn có các tượng Phật, hoành phi, liễn đối, phù điêu

Thiền Viện Thường Chiếu

Địa chỉ : xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

Thường chiếu là một trong những thiền viện đầu tiên thuộc hệ thống Trúc Lâm thiền viện do hòa thượng Thích Thanh Từ sáng lập . Thiền viện Thường Chiếu là một điểm tham quan mà du khách thường ghé tới trên đường từ TPHCM đi Vũng Tàu. Thường Chiếu là pháp danh một vị thiền sư nổi tiếng đời Lý, thuộc thế hệ thứ 12 của Thiền phái Vô Ngôn Thông trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.  Thiền viện Thường Chiếu hôm nay thay da đổi thịt thành ngôi chùa thanh thoát và rợp ngời bóng mát. Ngày xưa hoang dã cây cỏ um tùm, hôm nay sạch sẽ tôn nghiêm. Ngoài những kiến trúc cổng tam quan, nội viện, thiền đường, chánh điện, thư viện và mái ngói cong cong đậm nét xưa cũ, khung cảnh ở đây còn rất quyến rũ với khuôn viên rộng trồng cây xanh bát ngát khắp mọi nơi tới nơi đây bạn sẽ cảm thấy cõi lòng mình như dịu lại, bình an… tâm hồn trở nên cởi mở và tan hòa vào khung cảnh thiên nhiên cô tịch. Đây là nơi thực sự đáng để cho bạn đến thư giãn tinh thần sau những ngày làm việc đầy vất vả để mưu sinh.

Chùa Bửu Phong

Địa chỉ :  núi Bửu Phong, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Từ chân núi Bình Điện đi lên 99 bậc thang ở độ cao 37m hiện ra trước mắt chúng ta một  ngôi chùa nằm thấp thoáng sau cây bồ đề to lớn. Mặt chính của chùa quay về hướng Đông, từ đây nhìn xuống sân bay Biên Hòa, Văn Miếu Trấn Biên và những ô ruộng xanh tươi, cách sau chùa khoảng 500m là con sông Đồng Nai hiền hòa uốn khúc. Bên trái của chùa là đá Thanh Long, bên phải là Hàm Hổ.Cổng chùa xây bằng gạch thẻ, mái lợp ngói ống mặt trước có ghi 4 chữ Hán “ Bửu Phong Cổ Tự”, dưới ghi 1616 (năm xây dựng của chùa).

Phía dưới có bậc đá tam cấp, tiếp đến một con đường nhỏ về hướng Đông khoảng 30m dẫn đến sân chùa. Trước chùa có tượng Phật Bà Quan Âm Nam Hải (Phật đứng cao 3,50m) tọa trong đài sen và cách khoảng 20m là giếng nước Vua Gia Long (1789), theo truyền thuyết cho rằng khi vua Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh chạy khỏi Phú Xuân-Huế, trên đường đi có dừng chân nơi đây và cho đào một cái giếng lấy nước và xung quanh thành cho đến tận đáy xếp bằng đá vuông rất đẹp (hiện nay vẫn còn đá xây thành giếng lên khá cao). Trước tượng Phật là 3 ngôi bảo tháp hình bát giác, 4 tầng xây bằng đá xanh, sau tượng Phật Bà là cột phướn cao 5m bằng sắt rỗng, chân cột hình bát giác mỗi cạnh 2,50m cao 1,30m, xây bằng đá xanh. Chùa có nhiều cổ vật quý giá được nhiều du khách thập phương đến chiêm ngưỡng và lễ bái PHẬT gồm

14 câu liễn đối bằng gỗ (4m x 0,40m).

9 bức hoành phi bằng gỗ.

Kinh sử sách nhà chùa.

01 cặp nai vàng bằng gỗ cao 0,50m.

Một số chén dĩa sứ cổ đời Thanh.

Báu vật nhà Phật (Xá Lợi Phật).

Đầu phướn cổ (Nhà Phật).

Chùa Bạch Liên

Địa chỉ : Ấp 8, Xã An Phước H. Long Thành, T. Đồng Nai

Chùa BẠCH LIÊN được khởi công xây dựng, trùng tu vào đầu năm 1996 và hoàn thành vào năm 1998.Chùa Bạch Liên là ngôi chùa có vườn tượng Phật lộ thiên lớn nhất Việt Nam,các tượng Phật được thiết kế rất hoành tráng và cân đối, hài hòa. Trong khuôn viên rộng rãi và thoáng mát, Bạch Liên Tự như làm bừng sáng lên cả một vùng bởi vẻ tinh sạch và thuần khiết: những con đường và những hàng cây nối dài và chạy vòng quanh. Trên những tán lá biếc xanh, từng đóa sứ trắng ngà tỏa hương nồng nàn.

Chùa Bửu Đức

Địa chỉ : số C61A, phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Chùa do Đại đức Thích Pháp Bửu thành lập vào năm 1971 trên một diện tích 4.000m2 do Phật tử Nguyễn Văn Lạc cúng dường. Năm 1991, thượng tọa Thích Giác Chánh trụ trì cho đến nay.

Thượng tọa Thích Giác Chánh thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông đã trùng tu ngôi chùa Bửu Đức năm 1990, đúc tượng đức Phật Thích Ca cao 4m tôn trí ở chánh điện. Chùa Bửu Đức được xây dựng theo kiến trúc kiểu tháp Xá Lợi bằng vật liệu đá xanh (Biên Hoà). Trên nóc chánh điện có 5 ngọn tháp, tháp giữa thờ Xá lợi Phật được xây theo kiểu tháp Xá lợi Sanchi ở Ấn Độ, còn gọi là Chánh Giác Như Lai. Bốn tháp còn lại là: Tháp Bồ tát Đản sanh, tháp Bồ tát thành Phật, tháp Phật chuyển pháp luân và tháp Phật nhập niết bàn.

Chùa ĐẠI GIÁC

Địa chỉ : Xã Hiệp Hòa TP. Biên Hòa, T. Đồng Nai

Chùa Đại Giác, buổi ban đầu chùa cất bằng cột gỗ, vách ván và lợp ngói âm dương do nhà sư Thành Đẳng (1686 – 1769) khẩn hoang và dựng lên năm 1665. Những năm quân Tây Sơn và quân nhà Nguyễn giao tranh, con gái thứ 3 của Nguyễn Ánh là Nguyễn Phúc Ngọc Anh (tức công chúa Bảo Lộc) đã từng tạm đến lánh nạn tại ngôi chùa này.Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh thắng Tây Sơn, thu hồi giang sơn về một mối, nhớ ơn đức năm xưa nhà chùa có công cưu mang người của hoàng tộc nên vua Gia Long lệnh quan trấn Trấn Biên trùng tu lại chùa. Quan quân cho binh thợ xây cất, đem đàn voi chiến chở đất đá, cây gỗ đến và cho chân đàn voi ngày đêm giặm nền chùa cho bằng phẳng và chắc chắn nên sau này người dân gọi là chùa Tượng (Voi).Ngoài ra, vua Gia Long còn dâng cúng một pho tượng Phật A-Di-Đà bằng gỗ mít cao gần 2.5 m thờ trong chánh điện nên dân gian lại gọi chùa bằng cái tên là chùa Phật Lớn. Do chùa Đại Giác nằm phía trước ngôi chùa cổ khác tên chùa Chúc Thọ (do ông Thủ Huồng xây) nên người xưa còn gọi tên chùa là chùa Trước, còn chùa Chúc Thọ là chùa Sau.

Tháng 10 năm 1820, vua Minh Mạng lại tiếp tục cho tu sửa chùa Đại Giác. Năm 1952, Biên Hòa xảy ra trận lụt “Nhâm Thìn” lớn, chùa Đại Giác bị ngập nặng hư hại nghiêm trọng. Mãi đến năm 1959, được sự đóng góp của nhân dân trong vùng, trụ trì chùa là Hòa thượng Thích Thiện Hỷ (1921 – 1979), đã cho xây cất lại toàn bộ ngôi chùa bằng tường gạch, cột bê tông cốt thép, xây lầu chuông, lầu trống.

Chùa Đại Giác sau khi trùng tu lớn, mặt tiền hướng nhìn ra sông Đồng Nai, có diện tích rộng khoảng 1.000 m2, cất theo lối chữ tam với ba dãy nhà ngang nối liền nhau. Tuy nhìn bên ngoài, chùa xây lối kiến trúc hiện đại nhưng bên trong vẫn còn theo kiểu mẫu của chùa xưa. Các câu đối, câu liễng, bức hoành phi chữ Hán vẫn còn được gìn giữ cẩn thận suốt trăm năm

2 replies

Trackbacks & Pingbacks

  1. Top 13 Chua O Long Thanh viết:

    Cám ơn thông tin rất hữu ích

  2. Top 13 chua dong nai viết:

    Đồng nai có rất nhiều chùa đẹp

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời Top 13 chua dong nai Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kho bãi

/

Y TẾ

/

Bác sĩ

/
ĐỀN TRÌNH TẠI NGHĨA TRANG SALA GARDEN
trung tâm hỏa táng lò thiêu bình hưng hòa
Bán mộ đôi khu Bát Tiên tại nghĩa trang Phúc An Viên Quận 9
NGHĨA TRANG SALA GARDEN
NGHĨA TRANG SALA GARDEN
Trại hòm huyện Hóc Môn Lh : 0792.835111