Nội Dung

Khi chết linh hồn con người đi về đâu?

Đây có lẽ là điều con người trên nhân gian và khoa học chưa lý giải được. Nhưng nếu đặt mình vào tôn giáo thì sẽ có câu trả lời

Tôi xin chia sẻ, nhưng cũng mong độc giả nếu không có niềm tin vào tâm linh, hay không có tín ngưỡng cũng nên hỉ xả mà không nói xấu trời đất, hay nói xấu các dòng đạo bất kỳ nào đó. Tin hay không là tại tâm mỗi người.

– Tại sao lại có con người. Khoa học khẳng định là con người tiến hóa từ vượn cổ. Tôi thì không cho như vậy; đạo phật cũng không cho như vậy, đạo thiên chúa cũng không cho như vậy. Tại sao?

Ta hãy tự hỏi là vượn cổ do đâu mà có, có người nói là khỉ. Ta lại hỏi tiếp khỉ do đâu mà có. Có người nói là do sự tiến hóa của một loài gì đấy. ta hỏi tiếp loài đó do đâu mà có, sẽ không có câu trả lời nữa. Vì con người hay dùng khoa học để quy kết tâm linh và nắm bắt tâm linh. Tôi đã từng như vậy, nhưng khi thấu hiểu kinh sách và chứng ngộ về tâm linh thì tôi lại thấy khoa học không bao giờ nắm bắt và giải thích được về tâm linh. Vậy do đâu mà có con người. Tôi thì tôi cho là con người được hình thành do “Đấng tạo hóa” tạo ra, tạo ra trong hoàn cảnh nào là bởi các duyên lành mà tạo ra.

– Đấng tạo hóa tạo ra loài người cũng như muôn loài để cùng sống và tu hành để chọn lọc ra những cá thể (chân tu) có kết quả tu tốt mà đắc các quả vị tu hành khác nhau: Có Đức chúa trời, có Phật, có chúa, có thánh thần, các chư vị thần linh. Vì các vị đó muốn đắc quả tu phải tu hành dưới nhân gian, do đó tại sao ta lại có sự tích về các vị đó.

– Con người và muông thú có bình đẳng không?Tôi cho là có. Bởi loài người được hình thành và phân chia ra làm 2 dòng:

+ Dòng ấn định: đó là các vị thần thánh, bồ tát, phật, tiên ở các cõi trời khác xuống nhân gian tu hành và tạo ra sự sống và sự phức tạp trong tu hành. Những người này chết đi sẽ đi về cõi trời của họ.

+ Dòng định mệnh: đó là các muông thú sau khi được dòng người ấn định thuần hóa thành vật nuôi, vì không còn thú dữ mà được chuyển sinh làm người các kiếp sau.

Trải qua nhiều kiếp nên 2 dòng người này sống với nhau trong sự không biết, vì Đấng tạo hóa tạo ra điểm mù trong trí tuệ của chúng sinh để chúng sinh không biết mình là ai, từ đó tạo ra mức độ tu hành khó. Khi Đức Phật Thích Ca tìm ra chân lý đạo phật, và các vị đệ tự đã thiền định và hiểu ra được vấn đề này, nhưng cũng tránh cho con người hoang mang mà không nói, chỉ khi ta chứng ngộ được thì mới thấu và hiểu. Điều này cũng cho thấy không phải ai cũng tu thành Phật hay thành chúa cả. tất cả đều có căn nguyên. Dòng ấn định mới có căn cơ tu hành đắc đạo, dòng định mệnh sẽ không thể đắc đạo, họ sẽ phải luân hồi đảo kiếp trong vô lượng, có khi đọa thành súc sinh và có khi thành người. Khi mọi người được nghe hay chứng kiến ai đó kể về kiếp trước của họ là các con vật và kiếp này thành người, hoặc phải đi tu, hoặc được thấy kiếp trước mình như thế nào thì chắc hẳn sẽ có chút niềm tin. Còn với người chỉ tin khoa học thì tôi không thể lý giải thêm, nhưng cũng xin đừng nhạo báng tâm linh vì vô tình tạo nghiệp chướng.

Vậy con người và muông thú có cuộc sống bình đẳng không? 

– Vì khi muông thú sống thiện sẽ được đầu thai thành người, nếu con người sống ác thì sẽ đọa thành muông thú. Đó là sự công bằng của đấng tạo hóa.

Dòng người ấn định chết xong sẽ về đâu?

+ Đối với những ngài xuống nhân gian tu chưa đủ số kiếp (theo đại nguyện) thì chết xong tùy vào nghiệp lực đã tạo ở dưới nhân gian mà có khí bị đọa vào ngã quỷ để sám tâm rồi mới được đầu thai tiếp, hoặc có khi được đầu thai luôn. Như vậy dòng ấn định mà hết một kiếp tu nếu tạo nghiệp chướng sẽ phải quá cảnh tại cõi địa phủ – cửa ngã quỷ để sám tâm rồi mới được chuyển hóa đầu thai tu hành tiếp; nếu không tạo nghiệp thì sẽ được sắp xếp đầu thai làm người luôn.

+ Đối với những ngài xuống tu hoàn thành số kiếp và đắc đạo: thánh nhân, bồ tát, phật vị. thì được vãng sinh về cõi phật.

– Dòng người định mệnh chết xong sẽ về đâu?

+ Nếu dòng định mệnh khi sống mà tạo ác nghiệp thì sau khi chết phải đọa vào 72 cửa ngục A Tỳ để trả nghiệp, sau đó mới được ra sống cảnh âm, rồi chờ đầu thai làm người hay đọa lại thành súc sinh.

+ Đối với người mà khi sống tạo nhiều thiện phước thì sau khi chết sẽ được sống cảnh âm – cảnh phật âm, và chờ được đầu thai làm người có kiếp mới tốt hơn.

Những vấn đề này có lẽ là mới, nhưng đó là quan điểm ẩn dấu của dòng đạo và sự chứng ngộ của vô số các vị tu hành cũng như những hành giả đã có quả vị tu hành. Vậy độc giả chớ vội phán xét bằng cảm quan, cảm tính, mà hãy quan sát quá trình cuộc sống để tự cho mình niềm tin để cho mình hướng thiện và tạo nhiều phước đức. phước đức không những cho con cháu mà cho chính mình ở kiếp vị lai.

Cũng hiểu về vấn đề chết xong con người đi về đâu, để những người còn đang sống, những người còn là con là cháu phải biết tri ân báo hiếu và giúp đỡ các vong linh sớm siêu thoát để tiếp tục đi vào quy trình luân hồi hay đắc quả vị nhanh hơn. Sự quan tâm về gia tiên, mồ mả, con người với nhau cũng là tự mình đang tạo quả tu cho mình, tạo phước báo cho mình ở kiếp vị lai.

             https://nghiatrangphuongnam.com

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *